Menu 0208.2222.666
Thị trường sơn Việt Nam: doanh nghiệp FDI vẫn thắng thế

Thị trường sơn Việt Nam: doanh nghiệp FDI vẫn thắng thế

Ngày đăng: 16/10/2020- Lượt xem: 1249

Ngành công nghiệp sơn Việt Nam đã ra đời và phát triền từ năm 1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng dầu tại Việt Nam. Giai đoạn 1976 -1990 toàn quốc có 12 công ty – xí nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Đến năm 2007, hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các công ty sơn trong nước. 

Cho đến năm 2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn 30 doang nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp Việt Nam. Sơn trang trí chiếm tỉ trọng lớn về thể tích (64 – 66%) tổng sản lượng nhưng lại có giá trị thấp, ứng với (41 – 45%) về trị giá. Mức tăng trưởng trung bình của ngành 15-20%, số doanh nghiệp ngày càng gia tăng (VPIA). Hiện số doanh nghiệp sản xuất sơn tại Việt Nam đã tăng lên gần 600 DN.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội sơn – mực in Việt Nam (VPIA), sản lượng sơn và chất phủ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2011 đạt khoảng 345 triệu lít, trong đó sơn trang trí chiếm phần lớn với khoảng 66%, sơn gỗ chiếm 16%, sơn tàu biển và bảo vệ chiếm 7%, sơn bột chiếm 4%, sơn tấm lợp chiếm 4% và phần còn lại là các loại sơn khác.​
ngành sơn
Cơ cấu ngành sơn theo giá trị
Mặc dù số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đầy 20 doanh nghiệp, nhưng họ lại đang nắm giữ 60-65% thị phần sơn hiện nay.
Thị trường sơn được dự báo vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tình hình cạnh tranh của các DN ngày càng khốc liệt. Nếu DN sản xuất sơn trong nước không khắc phục một số nhược điểm: chỉ khai thác ở mảng sơn trang trí nội-ngoại thất, chủng loại sơn chưa nhiều, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu nên vẫn yếu thế hơn các thương hiệu sơn nước ngoài, nâng cao chất lượng quản lý thì cũng sẽ rất khó trụ vững trên thị trường.
Tin tức khác